Khi nào nên dừng lại trong tình yêu để không bị tổn thương?

Tổn thương trong tình yêu có lẽ là điều mà hầu như ai trải qua một lần cũng đều gặp phải. Nếu tình yêu có quá nhiều tổn thương, chúng ta có nên dừng lại, hay cố gắng bước tiếp. Khi nào nên dừng lại trong tình yêu để không bị tổn thương?

Không cùng chung quan điểm sống

Các cặp đôi yêu nhau chia tay nhau thường có một lý do rất chính đáng, đó chính là không cùng quan điểm sống. Thế nhưng nhiều người cho rằng ” Vậy không cùng quan điểm sống thì trước đó đến với nhau làm gì?”.

Thực tế, có những cặp đôi mới yêu nhau, nhìn có vẻ rất tâm đầu ý hợp, nhưng dần dà về sau mới xuất hiện những quan điểm trái ngược nhau. Ví dụ như người này thì khát khao được thành công, khát khao được sống trong cuộc sống sung sướng, giàu có, được nhiều người ngưỡng mộ, nhưng người kia lại muốn có được cuộc sống bình yên, cơm đủ ăn ngày ba bữa là đã quá tốt rồi!

Hình minh họa: Không cùng chung quan điểm sống và thường xuyên cãi nhau

Xem thêm:

Không hợp nhau có nên chia tay không?

Không cảm thấy hạnh phúc khi ở gần nhau

Yêu nhau, ai cũng mong muốn được hạnh phúc khi được ở bên nhau, cùng nấu nướng những bữa ăn ngon, cùng ngồi nói với nhau rất nhiều chuyện trên trời dưới đất, cùng nhau san sẻ mọi niềm vui nỗi buồn.

Cũng có những lúc, tình yêu đối lứa có những giận hờn, trách móc – đây chính là chất xúc tác để giúp tình yêu của các bạn dần trưởng thành hơn.Tuy nhiên, nếu như bạn cảm thấy hai người không còn hạnh phúc khi ở bên nhau nữa, dường như mỗi lúc gần bên người mình yêu, bạn chẳng hề có tình cảm, không còn vui vẻ ở bên người, thậm chí cảm thấy chán chường và phiền phức thì đây là lúc bạn nên xem lại tình cảm của mình. Liệu bạn có đủ can đảm và đủ sức mạnh để chấp nhận chuyện này mãi được không?

Đối phương không còn quan tâm bạn như trước

Sự quan tâm trong tình yêu là cách để thể hiện tình cảm, tình yêu thương đối phương, để cho đối phương biết rằng, họ yêu mình như thế nào. Do đó, việc quan tâm, hỏi thăm, chăm sóc, nâng niu trong tình yêu là điều bất di bất dịch để xây dựng và phát triển một mối quan hệ.

Hình minh họa: Đối phương không còn quan tâm bạn như trước

Vào một ngày nào đó, bạn nhận ra rằng, đối phương không còn mảy may đến bạn nữa, không có lấy một cuộc gọi nhỡ, một tin nhắn hỏi thăm ăn uống thế nào, công việc ra sao, sức khỏe có ổn không,… thì có lẽ, bạn nên suy nghĩ xem liệu tình yêu này đang gặp phải vấn đề gì không. Hãy nhớ, đừng lấy sự bận bịu ra làm cái cớ, bởi nếu thật sự muốn thì sẽ tìm cơ hội, không muốn thì sẽ có đủ mọi lý do.

Mình luôn là người chủ động trong các vấn đề

Tình yêu lúc nào cũng cần có sự chủ động để hai bên được hiểu nhau hơn, cùng nhau xây dựng nên một cuộc tình trọn vẹn, hoàn mỹ. Tuy nhiên, nếu như trong tình yêu, lúc nào bạn cũng là người chủ động trong mọi việc mà họ không hề quan tâm, hoặc dửng dưng có cũng được, không có cũng chẳng sao thì nên dừng lại là tốt nhất.

Sẽ thế nào nếu bạn luôn là người chủ động lên mọi kế hoạch, chủ động cho những cuộc hẹn, chủ động cho những dự định, chủ động cho một mối quan hệ…. một chiều vậy? Lâu dần, chính bạn là người tổn thương chứ không ai khác?

Khi bạn không còn chút hi vọng nào nữa

Bạn đã bao giờ nghe câu cái gì cố được thì hãy cứ cố, cái gì đã nhìn thấy thất bại thì đừng khờ dại lao vào chưa? Chúng ta, không ai hoàn hảo, tình yêu luôn là liều thuốc khiến chúng ta được tốt hơn.

Hình minh họa: Khi bạn không còn chút hi vọng nào nữa

Những ngày mới yêu, anh hứa anh sẽ thay đổi thế này, em cam kết em sẽ đổi thay thế kia để chúng ta cùng hòa hợp với nhau, cùng tốt hơn mỗi ngày. Nhưng nhiều tháng, nhiều năm, thậm chí hàng chục năm trời chúng ta không hề thấy được sự cố gắng thay đổi vì nhau thì có nhất thiết phải cố lao đầu vào không?

Trong chuyện này, tình yêu không có lỗi, lỗi không phải do anh, cũng không phải do em, là do trái tim không đủ rộng lớn, là do không hạ thấp cái tôi để vì nhau sống tốt!

Xem thêm: >>>> Khi nào nên kết thúc cuộc hôn nhân không thể cứu vãn được?
>>>. Những dấu hiệu của cuộc hôn nhân đổ vỡ: Bạn cần biết!

Author: Tuan Nguyen

Tư vấn làm giấy tờ nhà đất, hồ sơ bất động sản như làm sổ đỏ, sổ hồng, phân lô, tách nền và các thủ tục mua bán nhà đất khác