Giải quyết tranh chấp về thừa kế tại Bình Dương.

Giải quyết tranh chấp về thừa kế tại Bình Dương.

Thừa kế di sản là quyền lợi hợp pháp của người thừa kế đối với tài sản do người chết để lại. Theo quy định tại Điều 612 BLDS 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

Trong quá trình phân chia di sản thừa kế thường phát sinh nhiều tranh chấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do sự mâu thuẫn, bất đồng quan điểm hay ảnh hưởng quyền lợi, nghĩa vụ của nhau hoặc do người để lại di sản không để lại di chúc hoặc di chúc không rõ ràng,.. Do đó, việc giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là một việc tương đối phức tạp và nhạy cảm. Hiện nay, giải quyết tranh chấp di sản thừa kế thuộc thẩm quyền của tòa án theo khoản 5 Điều 26 BLTTDS 2015.

  1. Ai có quyền khởi kiện tranh chấp về phân chia di sản thừa kế?

Theo quy định, có hai hình thức thừa kế là: Thừa kế theo di chúc, và thừa kế theo pháp luật. Người được chỉ định trong di chúc để nhận thừa kế thì được gọi là người có quyền thừa kế di sản theo di chúc. Những người được nhận thừa kế theo pháp luật khi người chết không có di chúc hoặc di chúc không rõ ràng.

Cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  • Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Lưu ý: Có những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc căn cứ tại Điều 644 BLDS 2015.

  1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 BLTTDS 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

+ Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35, Điều 39 BLTTDS 2015:

Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có di sản là bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế.

Trường hợp di sản thừa kế không phải là bất động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

+ Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 BLTTDS 2015:

Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết các tranh chấp về thừa kế có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết những tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Căn cứ quy định tại Điều 35, Điều 37 BLTTDS 2015 thì những tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện, trừ trường hợp đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.

Lưu ý:

– Đối với những tranh chấp liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế là bất động sản, thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

– Trường hợp di sản thừa kế là động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Các bên cũng có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết tranh chấp.

  1. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế:

Theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó”.

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết (Điều 611 BLDS 2015).

 

Trên đây là các thông tin hữu ích dành cho Quý vị về giải quyết tranh chấp thừa kế tại Bình Dương.

Quý khách có nhu cầu được tư vấn, giải quyết tranh chấp về thừa kế tại tỉnh Bình Dương hãy nhấc máy gọi ngay cho luật sư chúng tôi.

Điện thoại: Ls.Nam: 0912 644 279 Ls.Thanh: 0988 619 649.

Email: luatsulenam@gmail.com; phamthanhlu05@gmail.com

Hoặc có thể liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Văn phòng luật sư Nam Sài Gòn – Chi nhánh Thuận An, Bình Dương: số 5B, Nguyễn Văn Tiết, khu phố Bình Hoà, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Văn phòng luật sư Nam Sài Gòn – Chi nhánh Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh: E8/24 Nguyễn Hữu Trí, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh. Luật sư Thương – 0937 323 866.

 

Author: Nguyễn Vy