TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN HỢP THỨC HÓA NHÀ ĐẤT TẠI BÌNH DƯƠNG

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN HỢP THỨC HÓA NHÀ ĐẤT

Khái niệm hợp thức hóa nhà đất là gì?

Có thể hiểu rằng, hợp thức hóa nhà đất là một một thủ tục hành chính để công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất hay là hình thức xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với người đang sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Các trường hợp sử dụng đất được thực hiện hợp thức hóa nhà đất:

Theo quy định tại Điều 99 Luật đất đai năm 2013 về những trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Việc thực hiện hợp thức hóa nhà đất được tiến hành như sau:

1. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;

– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 bao gồm:

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ

– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

  • Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
  • Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở
  • Chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
  • Chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm

– Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có);

– Bản vẽ Sơ đồ nhà, đất (đã được kiểm tra nội nghiệp);

– Giấy tờ tùy thân.

Lưu ý: Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà (hồ sơ hợp thức hóa nhà đất) ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng).

2. Trình tự thực hiện hợp thức hóa nhà đất

Bước 1. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ hợp thức hóa nhà đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất/UBND huyện.

Bước 2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất/UBND huyện ra phiếu hẹn và xử lý hồ sơ.

Bước 3. Văn phòng Đăng ký QSDĐ thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết; lấy ý kiến của UBND xã, thị trấn về tình trạng sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản trên đất, tình trạng tranh chấp đất đai; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì phối hợp với UBND thị trấn lấy ý kiến của khu dân cư về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, xem xét tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận trong thời gian 15 ngày; Khi đủ điều kiện thì viết Giấy chứng nhận gửi kèm hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình chủ tịch UBND huyện ký giấy chứng nhận.

Bước 4. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất/UBND huyện trả kết quả giải quyết cho người sử dụng đất.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về trình tự, thủ tục hợp thức hóa nhà đất.

Nếu bạn vẫn còn bâng khuâng, không rành về thủ tục, hoặc không có thời gian lui tới cơ quan nhà nước, bạn có nhu cầu tư vấn thêm về vấn đề này, hãy nhấc máy gọi ngay cho luật sư chúng tôi.

Điện thoại: Ls.Nam: 0912 644 279  Ls.Thanh: 0988 619 649.

Email: luatsulenam@gmail.com; phamthanhlu05@gmail.com  

Hoặc có thể liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Văn phòng luật sư Nam Sài Gòn – Chi nhánh Thuận An, Bình Dương: số 5B, Nguyễn Văn Tiết, khu phố Bình Hoà, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Văn phòng luật sư Nam Sài Gòn – Chi nhánh Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh: E8/24 Nguyễn Hữu Trí, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh. Luật sư Thương – 0937 323 866.

Author: PHẠM THANH