Thuế sau khi thành lập công ty

Von mo cong ty

Thuế sau khi thành lập công ty cần phải đóng 

Bên cạnh tìm hiểu về các quy trình thành lập công ty thì việc cập nhật thông tin những loại thuế cần phải đóng khi doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn tính toán và lên danh sách những loại chi phí cần thiết để điều hành công ty một cách hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết những loại thuế sau khi thành lập công ty cần phải đóng theo quy định của Pháp Luật, mời các bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé! 

1. Thuế môn bài 

Thanh lap doanh nghiep
Ảnh min họa: Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, công ty

Thuế môn bài là loại thuế sau khi thành lập công ty, tất cả các doanh nghiệp bắt buộc đều phải đóng mỗi năm 1 lần theo mức vốn điều lệ. Theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP mức thuế theo biểu thuế được quy định theo mức sau: 

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ 10 tỷ đồng trở xuống sẽ nộp thuế môn bài là 2 triệu đồng/năm. 
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ 10 tỷ đồng trở lên sẽ nộp thuế môn bài là 3 triệu đồng/năm. 
  • Với các đơn vị hạch toán phụ thuộc như: Văn phòng đại diện, chi nhánh, kho hàng, điểm kinh doanh thì thuế môn bài phải đóng là 1 triệu đồng/năm. 

Lưu ý: Các doanh nghiệp thành lập sau ngày 30/6 chỉ cần nộp 1/2 mức thuế môn bài theo biểu thuế quy định. 

Theo quy định mới nhất của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, bắt đầu từ năm 2018 hộ kinh doanh thực hiện chuyển đổi sang doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ sẽ được miễn thuế môn bài trong vòng 3 năm đầu. 

2. Thuế giá trị gia tăng 

Thuế giá trị gia tăng là thuế sau khi thành lập công ty cần phải đóng nếu doanh nghiệp hoạt động có phát sinh doanh thu trên hóa đơn đỏ. Mức thuế này phụ thuộc vào 2 yếu tố: 

  • Thứ nhất: Doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra xuất từ hóa đơn đỏ. 
  • Thứ hai: Lượng doanh thu hàng, hóa dịch vụ mua vào trên hóa đơn đỏ. 

Ví dụ cụ thể như sau: Doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh đồ dùng học tập. Thuế giá trị gia tăng trong quý 1 được tính như sau: 

  • Tổng giá trị hàng hóa mua vào ghi trên hóa đơn đỏ từ nhà cung cấp là 66 triệu đồng. Trong đấy có 60 triệu đồng là tiền hàng hóa mua vào chưa tính VAT và 6 triệu đồng là thuế VAT (10%). 
  • Tổng giá trị hàng hóa bán ra ghi trên hóa đơn đỏ bạn xuất cho khách hàng là 154 triệu đồng. Trong đấy có 140 triệu đồng là tiền hàng hóa bán ra chưa tính VAT và 14 triệu đồng là thuế VAT khách hàng phải trả (10%). 
Hình minh họa: Các chi nhánh văn phòng luật sư Nam Sài Gòn đều hỗ trợ dịch vụ pháp lý đa lĩnh vực cho khách hàng

Như vậy tiền VAT là doanh nghiệp của bạn phải đóng cho cơ quan thuế là 14 triệu – 6 triệu = 8 triệu đồng. 

Các doanh nghiệp khi kinh doanh nếu muốn giảm số tiền đóng thuế VAT sẽ phải cân đối chi phí đầu vào và đầu ra sao cho hợp lý nhất. Trong trường hợp công ty của bạn sử dụng các loại hóa đơn trực tiếp hoặc hóa đơn thông thường thì sẽ không phải nộp thuế giá trị gia tăng. 

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế sau khi thành lập công ty cần phải đóng khi kết thúc năm tài chính mà doanh nghiệp có lãi. Loại thuế này được tính dựa trên khoản lợi nhuận cuối cùng của công ty sau đi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí có giấy tờ hợp lệ trong quá trình hoạt động suốt một năm. 

Công thức tính: Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thuế suất x Doanh thu. 

Trong đấy: Thuế suất phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của công ty, sẽ dao động trong khoảng từ 20 đến 25% giá trị doanh thu. Một số ngành đặc thù như: y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, môi trường thuế suất phải chịu là 10%. 

Trong trường hợp nếu doanh nghiệp có khoản lợi nhuận cuối cùng nhỏ hơn 0, tức là kinh doanh bị thua lỗ sẽ không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. 

4. Thuế môi trường

Thuê môi trường là thuế sau khi thành lập công ty doanh nghiệp cần phải đóng để sử dụng vào mục đích cải tạo môi trường, xử lý các loại rác thải cho công ty thải trong quá trình hoạt động. Nếu doanh nghiệp của bạn không kinh doanh các ngành nghề làm  làm ảnh hưởng tới môi trường thì sẽ không cần phải đóng loại thuế này. 

5. Thuế xuất nhập khẩu

Tư vấn pháp lý tại văn phòng luật sư Nam Sài Gòn
Tư vấn pháp lý tại văn phòng luật sư Nam Sài Gòn

Thuế xuất nhập khẩu là một trong các loại thuế sau khi thành lập công ty cần phải đóng trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Những doanh nghiệp không thuộc phạm vi lĩnh vực này sẽ không cần phải đóng thuế xuất nhập khẩu. 

Theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, có hai cách để tính hai loại thuế này: 

  • Cách thứ nhất tính theo tỷ lệ %: Số tiền thuế phụ thuộc vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế. 
  • Cách thứ hai tính theo thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp: Số tiền thuế phụ thuộc vào lượng hàng hóa thực tế xuất, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế. 

6. Thuế sử dụng đất

Thuế sử dụng đất chỉ áp dụng với những doanh nghiệp sử dụng đất của nhà nước. Hàng năm, công ty sẽ phải đóng các khoản thuế sử dụng đất cho nhà nước theo mức thuế được ban hành. 

Trên đây là những loại thuế sau khi thành lập công ty phải đóng mà bạn cần nắm được để lên kế hoạch chi tiết cho những chi phí cần thiết trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn chi tiết hơn về những loại thuế, hãy liên hệ ngay với Nam Sài Gòn để được các chuyên viên tư vấn và giải đáp cụ thể, chính xác nhất. 

***Xem thêm: Lý do nên thành lập công ty

Author: Tuan Nguyen

Tư vấn làm giấy tờ nhà đất, hồ sơ bất động sản như làm sổ đỏ, sổ hồng, phân lô, tách nền và các thủ tục mua bán nhà đất khác