Con chết sau bố mẹ thì ai được thừa kế đối với phần di sản của con
Con chết sau bố mẹ thì ai được thừa kế đối với phần di sản của con. Đây là câu hỏi mà Văn phòng Luật sư Nam Sài Gòn nhận được từ khách hàng Lê Thị Thanh Nga, đến từ TP.HCM. Với thắc mắc này của khách hàng, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo để có cái nhìn khách quan hơn. Từ đó, có được câu trả lời hài lòng và xử lý được vấn đề của bản thân một cách phù hợp.
Xem thêm>>
Con chết sau bố mẹ thì ai được thừa kế đối với phần di sản của con
Theo quy định của Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về hàng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện nay hành nước ta hiện nay là:
Theo đó, những người trong cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần tài sản như nhau. Những người ở hàng thừa kế sau sẽ được hưởng tài sản thừa kế trong những người trong hàng thừa kế trước đó đã chết, không được quyền hưởng di sản, từ chối hưởng di sản.
Như vậy, chúng ta có thể căn cứ vào Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 để nhận thấy, con chết sau bố mẹ thì vợ, con của người con đã chết sẽ được hưởng tài sản thừa kế của chồng, cha, để lại. Nghĩa là khi người con chết trước, tài sản sẽ được chia cho vợ và con cái theo đúng yêu cầu của hàng thừa kế thứ nhất với phần tài sản được chia ngang hàng bằng nhau. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà tài sản sẽ có sự phân chia sao cho phù hợp, đúng với yêu cầu của pháp luật hiện hành. Bạn đọc có thể tham khảo một số trường hợp mở rộng dưới đây:
Một số trường hợp thừa kế mở rộng khác bạn đọc có thể tham khảo
Mở rộng:
Trường hợp người con chết, sau đó bố mẹ chết: thì tài sản của bố mẹ cũng sẽ được chia đều cho các con, bao gồm người con đã chết đó. Vì người con này đã chết rồi, nên các con của người con này sẽ được hưởng phần tài sản này theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 là khi con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu sẽ được hưởng phần tài sản này thay cho cha hoặc mẹ chúng được hưởng nếu như còn sống.
Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại tài sản thừa kế thì trong trường hợp này, người chắt sẽ thay mặt nhận tài sản thừa kế mà đáng lí ra nếu cha, hoặc mẹ chúng còn sống được quyền thừa hưởng. Lưu ý, người vợ hoặc người chồng của người đã chết này không có tên trong bất cứ hàng thừa kế nào nên sẽ không nhận được thừa kế mà chỉ có các con nhận được mà thôi.
Trường hợp người con chết mà bố mẹ chưa chết nhưng chưa lập gia đình:
Trong khi người con đó chưa có gia đình thì bố, mẹ sẽ là người thừa kế tài sản của con nếu con không để lại di chúc. Tất nhiên, nếu để lại di chúc thì tài sản lúc bấy giờ cũng sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người con chết nhưng bố mẹ chưa chết con đã lập gia đình: Thì bố, mẹ, vợ, con cái của người con đó sẽ được nhận tài sản thừa kế áp dụng theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 với chồng, vợ, mẹ đẻ, cha đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết theo quy định của pháp luật. Tài sản thừa kế lúc này là tài sản riêng của người con, hoặc tài sản chung của người con và người vợ đã thỏa thuận trước đó. Nếu người con chết để lại di chúc, tài sản sẽ được chia theo đúng di nguyện người chết.
Tóm lại, con chết sau bố mẹ thì vợ, con (bao gồm con đẻ và con nuôi), cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế đối với phần di sản của con. Nếu như không có cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi thì chỉ vợ và các con được hưởng phần tài sản này theo đúng quy định của pháp luật. Những đồng thừa kế cần hoàn thiện hồ sơ nhận thừa kế tài sản và hoàn thành thủ tục nhận để đảm bảo công tác thừa kế, quản lý về sau dễ dàng hơn.
Để tiết kiệm tối đa thời gian, công sức, tiền bạc nhiều người hiện nay nhờ đến các dịch vụ tư vấn, hướng dẫn thừa kế. Đây thực sự là một quyết định đúng đắn và khôn ngoan nếu như bạn biết cách chọn lựa cho mình dịch vụ thực sự uy tín và chất lượng. Bởi thực tế không phải địa chỉ nào cũng mang lại chất lượng hiệu quả như mong đợi của khách hàng.
Trên đây là một số chia sẻ về việc con chết sau bố mẹ thì ai được thừa kế đối với phần di sản của con bạn đọc có thể tham khảo. Mọi nhu cầu và thắc mắc về vấn đề liên quan đến pháp lý thừa kế, thủ tục thừa kế, giải quyết tranh tụng, tố tụng, kiện tòa án,… bạn đọc có thể liên hệ qua số hotline hoặc đến trực tiếp địa chỉ của Văn phòng Luật sư Nam Sài Gòn để được tư vấn và hướng dẫn. Chúng tôi luôn hỗ trợ quý khách hàng liên tục 24/7 với sự CHUYÊN NGHIỆP – CHẤT LƯỢNG- HIỆU QUẢ đặt lên hàng đầu./
NSG/Bình An