Sau ly hôn ai là người có nghĩa vụ trợ cấp nuôi dưỡng con cái, nghĩa vụ này có bắt buộc không?

Về nghĩa vụ cấp dưỡng:

Căn cứ tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dụng con sau khi ly hôn, như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Từ đó có thể hiểu rằng, sau khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ cấp dưỡng và nuôi con. Nghĩa vụ này thực hiện đối với con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Để đảm bảo quyền lợi của con sau khi ly hôn, cha mẹ nên thỏa thuận rõ về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ngay khi giải quyết thủ tục ly hôn. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, nếu hai vợ chồng có thỏa thuận không cấp dưỡng thì người không trực tiếp nuôi con sẽ không phải cấp dưỡng cho con sau ly hôn.

Như vậy, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Nghĩa vụ này bắt buộc, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không. Trừ trường hợp người trực tiếp nuôi con tự nguyện không yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng nuôi con và họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con.

Về mức cấp dưỡng

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 116 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014:“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Và Điều 117 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về phương thức cấp dưỡng gồm cấp dưỡng theo định kỳ hàng tháng, cấp dưỡng hàng quý, hàng năm hoặc cấp dưỡng một lần .

Như vậy, mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định nhưng phải đảm bảo đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, học tập, chăm sóc sức khỏe và các chi phí hợp lý khác cho con. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đầy đủ, đúng hạn. Trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa cụ cấp dưỡng thì có thể bị yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, bị cưỡng chế thi hành án hoặc bị xử phạm vi phạm hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Quý khách hãy gọi ngay cho Luật sư của chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này.

Điện thoại: Ls.Nam: 0912 644 279  Ls.Thanh: 0988 619 649.

Email: luatsulenam@gmail.com; phamthanhlu05@gmail.com

Hoặc có thể liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Văn phòng luật sư Nam Sài Gòn – Chi nhánh Thuận An, Bình Dương: số 5B, Nguyễn Văn Tiết, khu phố Bình Hoà, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Văn phòng luật sư Nam Sài Gòn – Chi nhánh Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh: E8/24 Nguyễn Hữu Trí, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh. Luật sư Thương – 0937 323 866.

 

Author: Nguyễn Vy