Điều kiện về vốn khi thành lập doanh nghiệp, công ty hiện nay

Điều kiện về vốn khi thành lập doanh nghiệp, công ty hiện nay

Vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ công ty và vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là 4 loại vốn phổ biến trong hoạt động thành lập doanh nghiệp.  Những vấn đề về vốn liếng điều kiện về tài chính của mỗi doanh nghiệp, cá nhân là vấn đề mà chúng ta thường quan tâm nhất khi tiến hành triển khai doanah nghiệp của đơn vị mình. Trong bài viết này, Văn phòng Luật sư Nam Sài Gòn sẽ giúp bạn tìm hiểu điều kiện về vốn khi thành lập doanh nghiệp, công ty  hiện nay.

Điều kiện về các loại vốn khi thành lập doanh nghiệp, công ty

Điều kiện về vốn điều lệ
Theo Khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 cần lưu ý: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh” .
Vốn điều lệ hiểu một cách đơn giản là loại vốn mà các thành viên, cổ đông trong công ty góp lại để thành lập doanh nghiệp, trong thời gian 90 ngày. Doanh nghiệp không cần kê khai và chứng minh vốn điều lệ, tuy nhiên cần phải có sự tính toán, xem xét khả năng cũng như định hướng hoạt động, kế hoạch phát triển mà các công ty cần thông báo mức vốn điều lệ phù hợp.

thanh-lap-doanh-nghiep12
Ảnh minh họa: Điều kiện về vốn khi thành lập doanh nghiệp, công ty

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp, cty có thể thay đổi vốn điều lệ. Lưu ý việc tăng vốn điều lệ diễn ra khá đơn giản, nhưng thủ tục cũng như thời gian giảm vốn điều lệ sẽ phức tạp hơn. Nếu muốn tăng, giảm vốn điều lệ đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Với những doanh nghiệp, công ty yêu cầu vốn pháp định và ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty phải bằng với mức vốn pháp định. Doanh nghiệp cũng nên biết rằng, vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thuế môn bài. Theo đó:

• Nếu vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống: Thuế môn bài là 2.000.000 đồng/năm
• Nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ: Thuế môn bài là 3.000.000 đồng /năm
Điều kiện về vốn pháp định
Vốn pháp định được hiểu một cách đơn giản là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần để thành lập công ty và phát triển theo quy định của pháp luật đối với những ngành, nghề yêu cầu cần phải có vốn pháp định. Tùy thuộc vào từng ngành, nghề đăng ký kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có quy định số vốn pháp định khác nhau.

Thanh lap doanh nghiep
Ảnh min họa: Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, công ty

Ví dụ: Ngành, nghề kinh doanh bất động sản là ngành, nghề được pháp luật quy định cần phải đáp ứng điều kiện có số vốn pháp định tối thiểu mới đi vào hoạt động và phát triển. Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP quy định, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản yêu cầu mức vốn pháp định là 20 tỷ đồng. Lúc này, mức vốn điều lệ tối thiểu khi công ty đăng ký thành lập là 20 tỷ đồng, không giới hạn số vốn tối đa.

Điều kiện về mức vốn ký quỹ thành lập công ty, doanh nghiệp

Vốn ký quỹ là vốn thuộc vốn pháp định, tuy nhiên doanh nghiệp, công ty cần phải có một số tiền ký quỹ tại ngân hàng trong suốt thời gian hoạt động. Bởi khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp, pháp luật yêu cầu công ty phải chứng minh được vốn ký quỹ thực tế tại ngân hàng mới đủ điều kiện thực hiện các vấn đề liên quan.

Ví dụ: Theo khoản 2 Điều 50 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, ngành nghề kinh doanh bán lẻ theo phương thức đa cấp cần phải có vốn ký quỹ thực tế bằng 5% mức vốn điều lệ, không thấp hơn 10 tỷ đồng trong thời gian hoạt động.

Xem thêm>> Dịch vụ tư vấn giải thể doanh nghiệp

Điều kiện vốn đầu tư nước ngoài

Vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc là một tổ chức thành lập theo pháp luật của nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam) là phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đây là số vốn chiếm tỷ trọng nhất định trong công ty. Nhà đầu tư nước ngoài có thể sử dụng toàn bộ số vốn của mình để thành lập doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Điều kiện về hình thức góp vốn

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, các thành viên/cổ đông có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản đều được. Nếu góp trực tiếp bằng tiền mặt, thành viên có thể thực hiện góp trực tiếp qua dùng tiền mặt hoặc qua các phương thức khác như chuyển khoản vào tài khoản của công ty sau khi công ty đã đăng ký tài khoản tại các ngân hàng thương mại. Nếu góp vốn bằng tài sản, các thành viên công ty phải tiến hành góp vốn bằng tài sản vào công ty theo quy định pháp luật đúng thời hạn.

Thanh lap doanh nghiep
Ảnh: Tư vấn thủ tục điều kiện về hình thức góp vốn

Như vậy hiện nay pháp luật không quy định cụ thể để số vốn tối thiểu thành lập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần căn cứ vào loại hình doanh nghiệp mình đăng ký kinh doanh, ngành nghề đăng ký, định hướng phát triển, kế hoạch thực hiện,… để lựa chọn mức vốn điều cho lệ phù hợp nhất.
Đối với những ngành nghề yêu cầu số vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thì lúc này mức vốn tối thiểu để thành lập công ty bằng với mức vốn pháp định của ngành, nghề đăng ký theo yêu cầu pháp luật.
Vốn pháp định tối thiểu bao nhiêu để dịch vụ thành lập công ty hay doanh nghiệp đối với những ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định thì sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Tất nhiên số vốn pháp định này sẽ có sự khác nhau giữa các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Văn phòng luật sư Nam Sài Gòn luôn sẵn lòng hỗ trợ quý khách hàng xa gần những vấn đề về pháp lý liên quan tới doanh nghiệp về mặt pháp lý.
Trân trọng.